Văn hóa là động lực cho Hà Nội phát triển
(Theo NDĐT 26/01/2020)… Khi nói đến một đất nước nào đó, bao giờ người ta cũng nhìn vào gương mặt của Thủ đô. Nhìn mặt để biết người, không chỉ là một tâm lý thông thường mà là một đúc kết. Diện mạo văn hóa Thủ đô tiêu biểu cho văn hóa dân tộc. Thăng Long - Hà Nội, thành phố hơn một nghìn năm tuổi, có vị thế đặc biệt quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước.

    Không phải đến bây giờ, khi có Nghị quyết của Đảng về xây dựng văn hóa, phát triển con người làm nền tảng cho sự phát triển xã hội thì vấn đề văn hóa và phát triển mới được đặt ra. Các danh nhân văn hóa như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi... từ nhiều thế kỷ trước đã cho rằng, văn hóa là cội nguồn để tạo dựng nên sức mạnh dân tộc, sự bền vững cho một quốc gia, là niềm tự hào để sánh với các quốc gia khác.

   Cái nhìn của ông cha ta, không được xây dựng thành những lý thuyết như bây giờ, nhưng từ bản chất, những vấn đề địa kinh tế, địa chính trị, địa văn hóa, địa ngoại giao... đã được nhìn nhận, nghiền ngẫm trên cơ sở “hợp lẽ trời’ và “thuận lòng người”-nói như bây giờ là hợp quy luật và đồng thuận về mặt tâm thế xã hội. Lý Công Uẩn, không phải ngẫu nhiên đã chọn mảnh đất này để “mưu sự đế vương muôn đời”. Từ đó về sau, vùng đất “địa linh nhân kiệt”, vùng đất “hội tụ, kết tinh, lan tỏa” những giá trị văn hóa tiêu biểu của cả nước đã là sức mạnh nội sinh tạo nên truyền thống Thăng Long, Đại Việt.

   Trải qua bao đời, văn hóa Thăng Long - Hà Nội đã giữ vai trò định hướng, thúc đẩy văn hóa đất nước phát triển, là điểm tựa cho Đại Việt đứng vững trong suốt 1.000 năm Bắc thuộc và ở thời đại Hồ Chí Minh, văn hóa Thăng Long - Hà Nội vẫn giữ vị thế dẫn đầu của cả nước, trở thành “niềm tin và hy vọng” trong lòng mỗi người, được bạn bè quốc tế vinh danh là “thành phố vì hòa bình”. Đó là sự ghi nhận vai trò của một thành phố có truyền thống lịch sử hàng nghìn năm, tiêu biểu cho sức sống của một đất nước đã vượt qua biết bao thử thách, đã và đang vượt lên chính mình, để xứng đáng với truyền thống dân tộc và với vai trò đầu tầu của đất nước hôm nay.

    Năm 1945, ngay sau khi giành được độc lập, khai sinh ra Nhà nước dân chủ nhân dân, Hồ Chí Minh đã nêu một luận điểm làm ngỡ ngàng không ít người: "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi". Không ít người thấy lạ bởi trong hoàn cảnh nước sôi, lửa bỏng bấy giờ, Hồ Chí Minh lại chọn văn hóa như một khâu quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước. Nhiều người lúc đó đã nghĩ, cái cần nhất cho một nước Việt Nam phải là khôi phục nền kinh tế đã kiệt quệ, xây dựng lực lượng quân sự để bảo vệ nền độc lập mới giành được, củng cố chính quyền. Nhưng, Hồ Chí Minh, với nhãn quan vượt trước thời đại, đã lựa chọn văn hóa như khâu quan trọng nhất. Hồ Chí Minh nhìn thấy tính chất mở đường, soi đường, tạo ra đột phá của văn hóa trong đời sống dân tộc. Ngày ấy, những nghiên cứu về văn hóa và phát triển chưa được chú ý nhưng Hồ Chí Minh đã định hướng phát triển đất nước phải trên nền tảng văn hóa, văn hóa phải vừa mang ý nghĩa dẫn đường, vừa là chất lượng của một xã hội phát triển.../.

Kết quả tìm kiếm
Thống kê truy cập
  • Đang online: 16
  • Hôm nay: 1224
  • Trong tuần: 10 103
  • Tất cả: 1671345