“Khiêm tốn mà nói” thì... không khiêm tốn tí nào!
(Theo Tạp Chí Tuyên Giao TW, 21/10/2019) - Theo cách hiểu thông thường, một cá nhân được coi là người khiêm tốn khi tập thể hoặc những người xung quanh nhận định - xác nhận đức tính đó (đánh giá khách quan), còn khi cá nhân đó luôn tự nhận và cho mình là người khiêm tốn theo kiểu “tôi là người khiêm tốn” hay “khiêm tốn mà nói…” thì dường như anh ta… không khiêm tốn tí nào!
(Hình minh họa)

… Liên quan đến “định nghĩa” về “khiêm tốn” của Bác Hồ: Ngày 23-7-1957, trong bữa cơm trưa thân mật, Chủ tịch nước Ba Lan Davátski hỏi Bác: “Thưa Chủ tịch, đồng chí là một người nổi tiếng về khiêm tốn. Vậy theo đồng chí, khiêm tốn phải thế nào?”. Bác trả lời: “Khiêm tốn là nền tảng đạo đức... Ðối với bản thân thì bao giờ cũng nhìn ra điều kém cỏi của mình. Ðối với đồng chí và bạn bè thì ai cũng là thầy học của mình, tìm cho được điều mình phải học tập. Ðối với kẻ thù cần biết cái mạnh của địch, cái yếu của ta”(1)./.

____________________________

(1) Nhiều tác giả: Khắc sâu những lời Bác dạy, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2009, tr. 56-57.

Kết quả tìm kiếm
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 11
  • Trong tuần: 1 167
  • Tất cả: 1686462