BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ ÂM NHẠC DÂN GIAN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER NAM BỘ
Người Khmer đã biết thâm canh cây lúa nước từ lâu đời, biết chọn giống lúa tốt, biết làm thủy lợi, biết lợi dụng thủy triều lên xuống để xổ phèn, rữa chua cải tạo đất, có địa phương trồng dừa sáp, thốt nốt, nhiều dưa hấu. NSƯT. SANG SẾT

Đồng bào Khmer cũng phát triển toàn diện như dịch vụ, trang trại nuôi bò,trâu, heo, gà, vịt, dê, cá, tôm sú, tôm càng xanh, cua... và phát triển các nghề thủ công như đan đát, dệt chiếu, dệt thổ cẩm, gốm, điêu khắc, làm đường thốt nốt. Món ăn đặc sản của người Khmer là bún nước lèo, mắm Bò hốc, canh chua, cốm dẹp, bánh tổ chim, bánh gừng.... uống rượu đế, uống trà. Các cụ già ăn trầu, xĩa thuốc.


Đồng bào Khmer Nam Bộ hầu hết theo đạo Phật thuộc hệ phái Nam Tông, không có Ni sư và chỉ thờ một đức Phật duy nhất, cácnơi có người Khmer sinh sống  đều có ngôi chùa. Xưa nay, chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa -xã hội của người Khmer. Trong mỗi chùa đều có một vị sư trụ trì đứng đầu được gọi là “Sư cả” chăm lo về văn hóa-giáo pháp, Ban quản trị chùa chăm lo về đời sống và Achar (thầy văn) lo về các cuộc lễ nghi. Nam thanh niên Khmer trước khi trưởng thành đa số vào chùa tu học để trao dồi đạo đức và kiến thức. Hiện nay ở Nam Bộ có 464ngôi chùa Khmer, riêng ở Trà Vinh có 143 ngôichùa. Chùa là nơi dạy chữ, văn học dân gian - đạo làm người, dạy nghề truyền thống và nghệ thuật kiến trúc dân tộc Khmer.


Dân tộc Khmer có nhiều phong tục, lễ nghi và có nền văn hóa- nghệ thuật rất đa dạng và độc đáo. Các chùa lớn thường có giàn nhạc Pưn Péat (ngũ âm), đội trống Chhay Dăm,đội nhạc dây, đội ghe Ngo... . Về sinh hoạt văn hóa-văn nghệ dân gian trong quần chúng Khmer thì có đội Rô Băm, Dù Kê, Di Kê, À Day,Chòm riêng Chà pây,đội ca nhạc... .Về các trò chơi dân gian gồm có Giấu khăn, đánh con diều hâu, cọp bắt heo, giật trứng quạ,nhảy rào....Về thể thao thì có đua ghe Ngo, đánh cờ Ốc, Bai khum (lỗ ăn quan)… .Hàng năm người Khmer có nhiều ngày lễ, ngày hội khác nhau. Đặc biệt là 3 dịp lễ hội lớn trong năm như: tết Chôl Chhnăm Thmây lễ Sen Đôn Ta và lễ hội Ok-Om- Bok và trong đó vui nhất là lễ hội Óc Om Bốc- cúng trăng, đua ghe Ngo đã trở thành ngày lễ hội lớn vui chung cho cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.


Từ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ,thể thao, trò chơidân gian lành mạnh và lễ nghi của đồng bào Khmer nói trên. Nhằm giữ gìn, bảo tồn, phát huy vốn văn hóa-văn nghệ dân gian và lễ nghi quí báu đó.Chúng tôi xin đề cặp đến “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá âm nhạc dân gian trong đời sống văn hoá dân tộc Khmer Nam bộ”.Âm nhạc dân giancủa dân tộc Khmer gắn liền với trình độ phát triển lịch sử xã hội tiền nông nghiệp, nông nghiệp, sự thăng trầm của đất nước. Dân tộc Khmer cùng chung số phận với các dân tộc thiểu số anh em khác, đã phải chịu đựng hy sinh do chiến tranh, loạn lạc,dịch bệnh, do phải di chuyển nơi cư trú…


Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhờ có chủ trương của Đảng, chính sách dân tộc, chính sách văn hoá đúng đắn của Nhà nước ta đối với các dân tộc thiểu số nói chung và đối với dân tộc Khmer nói riêng, nhờ sự tiếp xúc trực tiếp giữa các dân tộc; nhờ công sức của các nhà khoa học, các nhà làm công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer; nhờ một phần văn hoá dân tộc Khmer được khai thác, được giới thiệu, được xử dụng, được bổ sung đáng kể vào kho tàng văn hoá Việt Nam. Về phương diện khoa học, qua những điều nghiên cứu về dân tộc học, ngôn ngữ học, văn hoá học, văn học - nghệ thuật, nhất là văn hoá âm nhạc dân gian Khmer, cho thấy những yếu tố bản địa, tiêu biểu ở một số chùa Khmer cổ có những pho Sáttra (sách lá buông) về văn hoá âm nhạc dân gian Khmer và cảvăn bia như: Chùa Sam Bua Răng Xây ở xã Hoà Ân, huyện Cầu Kè; chùa Kanh Chông PhnômPênh ở thị trấn Tiểu Cần; Chùa Chom Bok Meas (Khươn) ở Phường 7, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh vàvăn hoá “Ốc EO” ở các điểm như: Thoại Sơn, tỉnh An Giang; Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang; Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long; Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu; Lưu Cừ II, huyện Trà Cú và mới gần đây tại Chùa Lò gach, xã Lương Hoà, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh… . Các nhà khoa học xã hội và nhân văn lại một lần nữa được bổ sung những tư liệu vào sử học, để hoàn chỉnh các bộ sử đích thực của Việt Nam. Qua những di vật trong lòng đất mà hiểu rõ cuộc sống đích thực của con người thật ở vùng đồng bào dân tộc Khmer.


Điều đáng quan tâm là, qua việc nghiên cứu về dân tộc Khmer chúng ta càng hiểu rộng và sâu hơn về tính đa dạng trong sự thống nhất của Việt Nam, nhằm góp phần vào công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.


Ngày nay, về phương diện sản xuất - kinh tế có sự thay đổi quá nhanh. Thậm chí, những sự thay đổi ấy đã phá vỡ đi truyền thống canh tác, chăn nuôi, các nghề thủ công; đồng thời thay thế những hình thức trao đổi hàng hoá cổ xưa và thường có lợi cho thương lái. Về văn hoá cũng không thua kém, những thiết chế xã hội, gia đình, những nội dung lễ nghi tôn giáo, cách chữa bệnh, tri thức dân gian và nhất là văn hoá âm nhạc dân gian đã lỗi thời, không thể tồn tại trong một thế giới mà khoa học - công nghệ đã và đang tiến nhanh như vũ bão. Những trò chơi giải trí như các trò chơi dân gian, các buổi kể chuyện cổ tích đêm thâu, không còn thích hợp với tầng lớp tuổi thanh niên; có chăng còn lại một số điệu múa, hát ru, lời ca gắn liền với các trò chơi dân gian, bản nhạc dân gian cũng chỉ mặn mà từng lúc, từng nơi với hạn hẹp.


Những điều hấp dẫn đối với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hoá, thì lại là những điều mà lớp trẻ hay trung niên không còn thích thú. Thậm chí, lại tự ti mặc cảm hay chê bai nữa là khác. Cụ thể như: Nhiều bà mẹ trẻ hiện nay không còn hát ru trực tiếp nữa mà dùng máy điện thoại thông minh để thay mình ru con. Mặt khác,trong các cuộc hôn lễ hiện nay đa số đềusử dụng ca nhạc sập sình để lấn át giá trị văn hoá âm nhạc dân gian…


Những tục ngữ, ca dao, chuyện ngụ ngôn, những pho Sát Tra (văn hoá âm nhạc dân gian viết trên lá buông) ít được lớp trẻ tìm đọc, nghiên cứu; những thiết chế văn hoá truyền thống; những kho tàng trong đời sống văn hoá hiện nay từ từ mất dần. Thế nhưng, những di sản quí hiếm ấy lại là báu vật quí giá mà chúng ta cần phải lưu giữ.


Muốn lưu giữ được những báu vật quí hiếm ấy, thì chúng ta cần tiếp tục làm công tác sưu tầm, nghiên cứu giá trị văn hoá âm nhạc dân gian dân tộc Khmer một cách có tổ chức, có hệ thống mang tính logic - khoa học.


Trong bất cứ thời kỳ chuyển tiếp nào, từ xưa đến nay, từ nhỏ đến lớn chưa từng thấy lúc nào hơn lúc này, con người cần có một thời gian suy ngẫm, thấm thía với những thất bại, vấp váp, sai lầm, rồi mới tìm ra cái đúng. Chính vì vậy, cần quan tâm và tôn trọng ý kiến của đồng chí Trường Chinh trong lần thăm Tây Nguyên: “Ở đây công tác văn hoá tư tưởng phải đi trước một bước”. Ở vùng đồng bào dân tộc Khmer cũng phải như thế. Được sự chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh nay Trường Đại học Trà Vinh đề ra những biện pháp cụ thể đối với đồng bào Khmer Nam bộ và có kế hoạch sưu tầm, nghiên cứu, khai thác, lưu trữ và biên soạn giáo trình giảng dạy môn văn hoá âm nhạc dân gian; nhằm giáo dục đồng bào, phát huy bản sắc dân tộc bằng cách đổi mới sự nhận thức và bản sắc văn hoá dân tộc cần có tính khoa học hiện đại.


Điều quan trọng hơn cả là khôi phục lại vị trí của “văn hoá âm nhạc dân gian gắn liền với chữ viết” trong đời sống văn hoá. Người Khmer quan niệm rằng “Chữ mất dân tộc tan! Chữ vinh quang dân tộc thịnh!”. Một điều xưa nay không thể chấp nhận được đó là: Các cán bộ công tác vùng đồng bào dân tộc Khmer; thậm chí cán bộ công tác giáo dục, công tác văn hoá không biết nói tiếng Khmer. “Đồng bào nói gì đồng bào biết”, “cán bộ nói gì cán bộ hay”. Không phải lúc nào người dân cũng thích trao đổi bằng cách phiên dịch. Gần đây, có chỉ thị khuyến khích cán bộ người Kinh học tiếng dân tộc Khmer, nhưng việc thực hiện chưa được nhiều. Một điều đáng nói nữa là cán bộ người Khmer không biết chữ Khmer; từ đó, thiếu cán bộ gốc người Khmer làm công tác nghiên cứu, quản lý văn hoá, công tác giáo dục. Ngôn ngữ còn, văn hoá còn, làm sống lại văn hoá âm nhạc dân gian gắn liền với chữ viết trong đời sống văn hoá, sinh hoạt hàng ngày là điều cần thiết.


Chính từ những điều cần thiết đó, tỉnh Trà Vinh được Trung ương cho thành lập khoa ngôn ngữ, văn hoá - nghệ thuật Khmer Nam Bộ trực thuộc Trường Đại Học Trà Vinh, tạo thêm nhiều thuận lợi cho con em đồng bào theo học bậc cao.


Bên cạnh đó, Tỉnh ủy Trà Vinh có thông báo số 1078-TB/VPTU, đề ngày 17/09/2013 đồng ý cho xuất bản đặc san Văn nghệ Trà Vinh chữ Khmer. Hội Văn Học Nghệ Thuật tỉnh trực tiếp với Chi hội Văn nghệ Khmer Trà Vinh đề ra kế hoạch xuất bản 04 số/năm, số lượng 300 bản/kỳ, khổ 16x24, dày 80 trang/tập. Đến nay đã xuất bản được 14 số.


Đây là sân chơi rất bổ ích của Chi hội Văn nghệ Khmer Trà Vinh đã khao khát từ bấy lâu, nay đã trở thành hiện thực. Thể hiện rõ sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hội Văn Học Nghệ thuật tỉnh đối với Chi hội Văn Nghệ Khmer Trà Vinh nói riêng và đối với đồng bào Khmer Trà Vinh cũng như Khmer Nam bộ nói chung. Đây là đặc san Văn nghệ chữ Khmer duy nhất ở Nam Bộ.


Đa số cáctác phẩm của hội viên, cộng tác viên trong và ngoài tỉnh đều được đăng tải trên đặc san Văn nghệ Khmer Trà Vinh, có tác dụng rất mạnh mẽ trong đời sống văn hoá-xã hội. Đặc biệt là các tác phẩm mang tính nhân văn, phản bác các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch, chúng lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nhiều tác phẩm ca ngợi Đảng, Học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách của Bác, ca ngợi tình yêu đôi lứa, ca ngợi quê hương, đất nước giàu đẹp.... Đặc san Văn Nghệ Khmer Trà Vinh đã phát hành đủ 143ngôi chùa Khmer trong tỉnh, Trường Đại Học Trà Vinh, Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh, các trường phổ thông dân tộc nội trú và sâu rộng trong quần chúng.


Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng đã xuất bản Tạp chí Văn Hoá Trà Vinh bằng chữ Khmer, phục vụ tốt cho hai cuộc lễ lớn trong năm của đồng bào dân tộc Khmer đó là ChôlChhnăm Thmây và Sen Đôn Ta.
Riêng về văn hoá âm nhạc dân gian của dân tộc Khmer bao gồm: Các bài hát ru, hát đám cưới, hát lên À rắc (lên đồng bóng),bài hát đồng giao (thường gắn liền với các trò chơi dân gian), hát chòm riêng chà pây (thường gắn liền với giáo huấn ca), hát À day,hát Dù kê, hát Dì kê, hát Lăm thôn, diễn ngâm…đặc biệt là giáo huấn ca được thể hiện qua nhiều thể loại âm nhạc dân gian khác nhau. Chúng tôi xin trích ra vàibài được tóm tắt như sau:


+ Thể loại hát ru:
CON VOI TRĨU NGÀ
Con voi trĩu ngà, các lồi trĩu quả,
Lấy họ làm mẹ, không như mẹ mình.
Họ được quà bánh lén ăn lặng thinh,
Không như mẹ mình mắng đi, gọi lại!


+ Thể loại hát Rom Kbách:
VỀ MÀU SẮC
Dân tộc Khmer có 07 màu dùng cho 07 ngày khác nhau trong tuần, trở thành luật tục, được lưu truyền bằng vần thơ như sau:
….Chủ Nhật màu Đỏ, thứ Hai Đậm Vàng,
Màu Tímchuyển sang cho ngày thứ Ba .
Đọt chuối thứ Tư màu của đôi ta ,
Thứ Năm chuyển qua Xanh lục anh yêu !
Xanh dương dành cho màu ngày thứ Sáu ,
Xanh đen quí báu thứ Bảy yêu kiều .
Ăn mặc đúng theo luật tục bảy màu ,
Hạnh phúc, đẹp giàu đến cùng đôi ta....



Trang phục 7 màu dùng trong 7 ngày trong tuần của thiếu nữ Khmer   Ảnh: Sang Sết


+ Thể loại hát chòm riêng Chà Pây:
CHỌN BẠN ĐỜI
Có người ân hận muốn há mồm chửi:
Luật tục dạy đời mọi người quý mến!
Bản thân sai phạm mà không nghĩ đến,
Chọn thuyền không bếnchẳng chút nghĩ suy!
 Luật tục dạy rằng:
“Trước khi hỏi cướiphải đi tìm hiểu,
Chớ có cưới liềuôm mãi sầu bi…”



Tục cô dâu rửa chân cho chú rể trong ngày cưới của dân tộc Khmer  Ảnh: Sang Sết


+ Thể loại diễn ngâm:
CHBẮP KÊR KAL
(giáo luật cổ):

Điều chi chưa hiểu cần phải hỏi,
Lời lẽ nhẹ nhàng kính bề trên.
Dù cha mẹ có đắng caythật,
Cũng phải vâng lời như đế vương…



Sư sãi Khmer học CHBẮP KÊR KAL (giáo luật cổ)  Ảnh: TL


CHBẮP LBƠK THMÂY
(Giáo luật cách tân)

Di sản con cố giữ,
Tửu, sắc, kỳ con tránh xa.
Chất nghiện gây độc nhất, 
Giết chết hết cả trẻ già…

+ Thể loại hát đồng giao:
TRÒ CHƠI ĐÁNH CON DIỀU HÂU
Đánh con diều hâu cho thả gà con,
Gà mái đánh đòn, hâu trốn lùm cây.
Trốn ở cây nào?  Dưới lùm cây ớt!
Con thỏ đuổi ra, heo con ủi vào.
Trao trảo đuổi theo, hâu nào thoát nạn..!

 Bài giáo huấn catrên đã in sâu vào tâm khảm của từng người Khmer, nội dung của bài giáo huấn ấy vẫn sống mãi với thời gian, luôn nhắc nhở chúng ta“Hãyluôn vâng lời cha mẹ, muốn trở thành người tốt phải trao dồi đức hạnh, sống trong xã hội luôn luôn phải cónhân nghĩa;nhớ làm điều lành, tránh điều ác”
Từ đó chúng ta cần phảibảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá âm nhạc dân gian trong đời sống văn hoá dân tộc Khmer Nam bộ. Nhằm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khoá X) về tiếp tục xây dựng và phát triển Văn học, Nghệ thuật trong thời kỳ mới.

Kết quả tìm kiếm
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 11
  • Trong tuần: 1 167
  • Tất cả: 1686462